Nước chủ nhà Qatar đã bỏ ra khoảng 220 tỷ USD để đầu tư vào việc nâng cấp cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ World Cup 2022. Đây là một con số cực khủng, gấp 20 lần nếu so với số tiền mà Nga đã chi ở kỳ World Cup 2018.
Thống kê các khoản chi cho World Cup của các nước đăng cai
Bằng việc bỏ ra 220 tỷ USD, Qatar chính thức trở thành nước đăng cai World Cup chịu chơi nhất thế giới. Con số này khiến giới truyền thông thể thao phải thán phục nếu so sánh với những kỳ World Cup trước đó. Cụ thể:
- Năm 1994, Mỹ bỏ ra 500 triệu USD.
- World Cup 1998, Pháp chi khoảng 2,3 tỷ USD để đăng cai.
- Năm 2002, con số cuối cùng mà cả Hàn Quốc và Nhật Bản cùng chi ra là 7 tỷ USD.
- Kỳ World Cup 2006, Đức mất 4,3 tỷ USD khi làm nước chủ nhà.
- Giải đấu năm 2010 đã ngốn của Nam Phi 3,6 tỷ USD.
- Sau đó, năm 2014 Brazil bỏ ra 15 tỷ USD để phục vụ World Cup.
- Kỳ World Cup gần nhất là 2018, Nga chi 14,2 tỉ USD.
Như vậy, kể cả tính tổng hết 7 kỳ World Cup gần nhất thì cũng chưa bằng 1/4 số tiền mà nước chủ nhà năm nay đã bỏ ra. Tuy vậy, ban lãnh đạo Qatar cũng đã thừa nhận rằng họ chỉ có thể cung cấp 130.000 phòng khách sạn. Con số này so với dự đoán của FIFA về số lượng người đến đất nước dầu mỏ để xem World Cup thì có vẻ vẫn còn rất khiêm tốn.
World Cup 2022 – Cú hích cho nền kinh tế Qatar
Theo ghi nhận của W88.com, Qatar không chỉ đầu tư cả tiền mà còn cả thời gian khi họ có đến 12 năm để chuẩn bị cho việc đăng cai World Cup. Và nước chủ nhà đang kỳ vọng về lợi nhuận 17 tỷ USD có thể kiếm được trong kỳ World Cup 2022. Dĩ nhiên, giấc mơ này không phải là không thể thực hiện, bởi FIFA đã dự đoán sẽ có khoảng 1,2 triệu du khách sẽ tới Qatar xem World Cup và có đến khoảng 3 – 4 tỷ người trên thế giới sẽ theo dõi qua màn ảnh nhỏ.
Hiểu được điều này nên rất dễ hiểu tại sao Qatar lại đầu tư rất “hào phóng” như vậy. Quốc gia dầu mỏ không chỉ nâng cấp, xây dựng các sân vận động mà còn cả giao thông như hệ thống tàu điện ngầm, sân bay,… Thậm chí, nước chủ nhà còn ưu ái cho người hâm mộ bóng đá khi họ ra quyết định sẽ dừng đường bay giữa Doha với 18 địa điểm khác nhằm mục đích để chỗ trống của sân bay cho người hâm mộ và các đội tuyển.
Tuy nhiên, không chỉ bản thân Qatar mà những quốc gia khác bên cạnh cũng được hưởng lợi từ World Cup 2022 và họ cũng đang có những động thái cạnh tranh với chính Qatar, đặc biệt là trong mảng khách sạn, phòng ở.