Sau 15 năm, đã đến lúc eSports Việt cần thay đổi

Mặc dù đã gặt hái được rất nhiều thành tích, song eSports Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Những vấn đề này có thể khiến thể thao điện tử làng Việt trở thành thị trường “may rủi” trong mắt các nhà đầu tư. Theo đó, các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc eSports cần thay đổi.

Thực tại đáng buồn của eSport Việt

Tốc độ đi chậm hơn kỳ vọng

Không thể phủ nhận, thể thao điện tử Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều thành tích đáng nể trên các đấu trường quốc tế. Song, có một điều đáng buồn là ngay ở sân chơi quê nhà lại chưa thể chuyển mình theo chiều hướng tích cực hơn. Đặc biệt không thể không kể đến sự yếu kém về mặt đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như các đãi ngộ cho người làm trong ngành. Đây là hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển lâu dài của eSport. Theo đó, vì không đáp ứng được đầy đủ nên nền thể thao điện tử Việt Nam vẫn bị đánh giá là chậm phát triển dù đã có gần 15 năm phát triển.

Chưa khai thác triệt để các nhân tài

Không chỉ riêng thể thao truyền thống, khai thác và sử dụng nhân tài “đúng nơi, đúng chỗ và đúng thời điểm” cũng là bài toán khó đối với eSports. Hiển nhiên điều này không thể giải quyết trong ngày một, ngày hai. Vậy bài toán này khó nhất ở chỗ nào? Theo trang thể thao đưa tin, nguyên nhân chính nằm ở việc hầu hết các đội eSports sẽ không đặt bút ký hợp đồng với tuyển thủ quá 25 tuổi, trừ khi họ giỏi như Faker hay Doinb.

eSports Việt Nam vô địch

Đã đến lúc eSports Việt cần thay đổi

Vấn đề nội tại khó giải quyết nhưng không đồng nghĩa với việc eSports Việt không thể phát triển thêm. Một số hoạt động có thể khắc phục những khó khăn còn tồn đọng như là:

Đầu tư toàn diện

Đây là một trong nhiều cách có thể giúp những người hoạt động trong làng thể thao điện tử cải thiện thu nhập. Thực tế thì Funzy đã có gói hỗ trợ đặc biệt này và đây có thể là lời giải đáp cho từ các nhà phát triển game khác.

Cụ thể thì BPH có tung gói hỗ trợ trị giá tới 1 tỷ đồng/năm. Trong đó, mỗi tổ chức eSports tham gia giải đấu thuộc Loạn Chiến Mobile sẽ được hỗ trợ gần 83 triệu VNĐ/tháng để chi trả tiền lương cho bất kỳ nhân sự nào của đội, bao gồm cả tuyển thủ, HLV, nhân viên,…

Bên cạnh việc đầu tư về cho các giải đấu chuyên nghiệp thì các giải đấu với các quy mô nhỏ hơn như bán chuyên, nghiệp dư thậm chí là cộng đồng cũng rất đáng để các nhà tổ chức gửi tiền vào. Với nhiệm vụ này, ban tổ chức có thể liên hệ với các trường Đại học, Cao đẳng hoặc các hội nhóm,… Tin chắc rằng, dù quy mô giải đấu ra sao thì cũng không thiếu game thủ tham gia.

Đào tạo tài năng trẻ

Không ai có thể trở thành một game thủ chuyên nghiệp nếu không có sự phát hiện kịp thời và được rèn giũa. Và dĩ nhiên, những giải đấu quy mô nhỏ mở ra là để phục vụ cho nhiệm vụ này.

Cuối cùng, để thể thao điện tử trong nước có thể vươn xa và đi nhanh cần nhiều yếu tố. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các tổ chức eSports Việt nên chuẩn bị tâm thế sẵn sàng thay đổi ngay bây giờ.

Viết một bình luận